Mua nhà được xem những việc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Người mua nhà cần qua rất nhiều bước mới chính thức sở hữu được căn nhà, trong đó có việc đặt cọc mua nhà. Nhưng bạn đã hiểu đặt cọc mua nhà là gì hay chưa? Theo quy định của pháp luật đặt cọc mua nhà bao nhiêu? Đồng thời những điều bạn cần lưu ý khi đặt cọc mua nhà?
Nội dung bài viết
- 1 Đặt cọc mua nhà là gì?
- 2 Nên đặt cọc mua nhà bao nhiêu?
- 3 Những điều bạn cần biết khi đặt cọc mua nhà
- 3.1 Công chứng hợp đồng đặt cọc theo quy định của pháp luật
- 3.2 Tìm hiểu về trách nhiệm giữa bên giao tiền cọc và bên nhận tiền cọc
- 3.3 Thống nhất về tiền đặt cọc mua nhà bao nhiêu? Phương thức thanh toán tiền đặt cọc
- 3.4 Đọc kỹ các nội dung liên quan đến tiền đặt cọc
- 3.5 Trong trường hợp nào có thể ghi “trả trước” thay cho việc ghi “đặt cọc”
Đặt cọc mua nhà là gì?
Theo quy định của pháp luật đã chỉ ra: Đặt cọc mua nhà hay đặt cọc thuê nhà là việc bên mua (bên giao tiền cọc) trao cho bên bán (nhận tiền cọc) một khoản tiền hoặc những có thể định giá bằng tiền gọi chung là tài sản đặt cọc. Tiền đặt cọc đặt phải được chi trả trong một khoảng thời gian nhất định, được coi là khoản đảm bảo cho cam kết giữa hai bên.
Khi bên mua và bên bán đã chính thức ký hợp đồng thì người bán nhà sẽ có trách nhiệm trả lại tiền đặt cọc cho người mua hoặc có thể trừ đi khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền mua nhà.
Nên đặt cọc mua nhà bao nhiêu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay chưa có một mức quy định cụ thể nào về mức tiền đặt cọc mua nhà bao nhiêu? Bất cứ người mua nào cũng muốn đặt cọc ít để giảm thiểu rủi ro nếu gặp phải nhà đầu tư không uy tín. Ngược lại, các nhà đầu tư muốn đưa ra mức tiền cọc cao, đẩy nhanh kỳ lưu chuyển vốn. Vậy nên đặt cọc bao nhiêu là hợp lý, đây có lẽ là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm hiện nay.
Chính vì thế, trong bất cứ hợp đồng giao dịch bất động sản nào để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho cả hai bên, mức tiền cọc nên có giá trị nhỏ hơn 30% so với tổng giá trị của hợp đồng. Hiện nay, trong các giao dịch bất động sản, mức tiền cọc thường ít hơn 50 triệu đồng. Nếu bên mua nhà vi phạm hợp đồng thì bên bán sẽ có quyền thu hồi tiền đặt cọc.
Ở các dự án chủ đầu tư lớn uy tín của Nam Long hay Novaland căn hộ tại the sun avenue quận 2, bình chánh mizuki park, akari city và dự án water point, khi người mua và người bán đã ưng ý thì mức phí đặt cọc thường là 50 triệu
Nếu bạn đã hiểu được nên đặt cọc mua nhà bao nhiêu, chắc hẳn bạn sẽ trở thành người mua nhà thông minh. Nếu bất cứ người bán nhà nào đưa ra mức tiền đặt cọc lớn hơn 50 triệu đồng thì hãy từ chối, hai bên có thể đàm phán hoặc bạn hãy tìm kiếm một căn nhà khác.
Tìm hiểu thêm về mức phí bảo trì căn hộ chung cư bao nhiêu?
Những điều bạn cần biết khi đặt cọc mua nhà
Như chúng tôi đã chia sẻ có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc mua nhà nói chung và việc đặt cọc mua nhà nói riêng. Đặt cọc nhà là điều cần thiết, tuy nhiên, làm sao để đảm bảo an toàn? Khi đặt cọc mua nhà bạn cần lưu ý đến 5 vấn đề sau dể đảm bảo các giao dịch có hiệu quả nhất:
Công chứng hợp đồng đặt cọc theo quy định của pháp luật
Mặc dù theo pháp luật hiện hành không bắt buộc hai bên mua nhà và bán nhà phải công chứng hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích cho cả người mua và người bán, hai bên cần ký hợp đồng có tính chất pháp lý đồng thời công chứng hợp đồng, mỗi người giữ một bản.
Tìm hiểu về trách nhiệm giữa bên giao tiền cọc và bên nhận tiền cọc
Khi giao dịch diễn ra, hợp đồng được lập đều có quy định rõ về trách nhiệm của mỗi bên. Về trách nhiệm giữa hai bên sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
– Trường hợp 1: Hợp đồng mua bán nhà đất sẽ được diễn ra theo như đúng thỏa thuận.
Hai bên sẽ chính thức ký kết hợp đồng mua nhà, người bán nhà sẽ trả lại tiền cọc hoặc trừ trực tiếp vào tiền nhà nếu như người mua nhà đồng ý.
– Trường hợp 2: Hợp đồng mua bán nhà sẽ không được tiếp tục ký kết
Khi hai bên không thể thống nhất và không tiếp tục ký kết hợp đồng mua nhà. Trong trường hợp người mua nhà (người giao tiền cọc) không đồng ý tiếp tục ký kết bên người bán (người nhận cọc) sẽ không có trách nhiệm hoàn trả lại cho người mua. Và ngược lại nếu bên người bán không tiếp tục ký kết hợp đồng thì phải hoàn trả lại và bồi thường cho người mua 1 khoản tiền bằng tiền cọc đã giao. Trong trường hợp hai bên đều thỏa thuận không tiếp tục ký kết thì người nhận tiền cọc chỉ cần hoàn trả lại cho người mua.
Phí môi giới nhà đất là bao nhiêu? Ai là người sẽ chịu khoản phí này ?
Thống nhất về tiền đặt cọc mua nhà bao nhiêu? Phương thức thanh toán tiền đặt cọc
Như chúng tôi đã chia sẻ, không có một quy định chính thức nào liên quan đến vấn đề đặt cọc mua nhà bao nhiêu. Chính vì thế hai bên sẽ thống nhất về mức tiền cọc mua nhà, đồng thời thống nhất về phương thức thanh toán. Để đảm bảo khách quan nhất, hai bên mua và bán nên tìm thêm 1 người thứ 3 để làm chứng. Điều này giảm thiểu tối đa những rủi ro về sau khi thực hiện giao dịch. Đôi khi, bạn cũng nên làm hợp đồng văn bản có xác nhận rõ ràng để chắc chắn về độ tin cậy.
Đọc kỹ các nội dung liên quan đến tiền đặt cọc
Trước khi đặt bút ký kết bất cứ một hợp đồng nào, bạn cần đọc thật kỹ tất cả điều khoản về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa hai bên như: Thông tin giữa hai bên, quyền hạn trách nhiệm, thời hạn, loại tài sản đặt cọc, các điều khoản liên quan,…
Trong trường hợp nào có thể ghi “trả trước” thay cho việc ghi “đặt cọc”
Rất nhiều người không phân biệt “trả trước” và “đặt cọc”. Trả trước nghĩa là người mua sẽ một phần chi phí mua nhà. Nếu trong hợp đồng mua nhà ghi là “trả trước” trong trường hợp hai bên không thống nhất tiếp tục ký kết hợp đồng mua bán thì người bán sẽ chỉ cần trả lại số tiền đã trả. Dù phát sinh vấn đề từ bên mua và bên bán thì hai bên cũng không phải chịu phạt.
Trong quá trình mua nhà, bạn phải thật cẩn thận đặc biệt đối với vấn đề đặt cọc mua nhà bao nhiêu, đặt cọc mua nhà như thế nào? Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới khi mua nhà và đặt cọc tiền mua nhà.
PING LAND