Khi mua một căn hộ chung cư, chúng ta cần phải đóng phí bảo trì căn hộ chung cư. Đây là điều hiển nhiên nhưng đối với những người chưa có kinh nghiệm thì họ vẫn còn nhiều thắc mắc. Vậy thì trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm phí bảo trì căn hộ chung cư là gì và những điều xoay quanh vấn đề này nhé.
Nội dung bài viết
Phí bảo trì căn hộ chung cư là gì?
Đây là một khái niệm không quá mới mẻ, nhất là đối với các chủ thầu, chủ chung cư. Theo luật nhà ở năm 2014 tại điều 108 thì “Phí bảo trì căn hộ chung cư là khoản kinh phí cho việc bảo trì phần sở hữu chung của tòa chung cư có nhiều chủ sở hữu.”
Vậy bạn có thắc mắc vì sao cần phải nộp phí bảo trì khi mua chung cư hay không? Điều này được giải thích đơn giản như sau:
Trong một khu chung cư sẽ có rất nhiều hộ gia đình cùng chung sống, nếu vô tình có một sự cố nhỏ xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng đến hầu hết những hộ gia đình sinh sống ở đây. Việc bảo trì, bảo dưỡng chung cư là vô cùng cần thiết; những lối đi chung, hành lang cũng như hầm lái xe,… được bảo dưỡng kỹ lưỡng sẽ đảm bảo hơn cho cuộc sống, sinh hoạt của toàn bộ chung cư. Chính vì vậy, mỗi khu chung cư luôn cần phải có nguồn kinh phí nhất định (gọi là quỹ bảo trì). Và chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm vì quỹ bảo trì này sẽ được gửi tại các ngân hàng do ban quản trị căn hộ chung cư quản lý để sử dụng cho mục đích đã đề ra.
Theo đó, mỗi cư dân đều phải có trách nhiệm nộp phí bảo trì căn hộ chung cư. Vậy phí bảo trì chung cư được dùng khi nào? Phí được sử dụng để cải thiện tình trạng xuống cấp của chung cư, thay thế – sửa chữa các thiết bị vật chất bị hư hỏng, giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây hại cho cư dân sống tại chung cư.
Những thắc mắc khi mua hay thuê căn hộ chung cư: Đặt cọc thuê nhà bao nhiêu, và đặt cọc mua nhà bao nhiêu là phù hợp
Cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư như thế nào?
Khi đã hiểu khái niệm phí bảo trì căn hộ chung cư là gì rồi, chắc bạn cũng thắc mắc về cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư phải không? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn ngay sau đây:
Theo quy định về luật nhà ở 2014: “Phí bảo trì chung cư được tính bằng khoảng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích bán hay cho thuê mà người mua/người thuê phải nộp khi bàn giao căn hộ. Khoản phí này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng mua bán/hợp đồng cho thuê.” Tuy nhiên, đối với phần diện tích sở hữu chung, chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị diện tích chung đó.
Cũng theo quy định thì trong vòng 7 ngày sau khi thu phí từ người mua căn hộ chung cư, chủ đầu tư phải chuyển số phí đó vào tài khoản tiết kiệm thuộc tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Sau một tuần ban quản lý căn hộ chung cư được thành lập thì chủ đầu tư phải chuyển giao số tiền gồm cả gốc lẫn lãi từ ngân hàng đến ban quản trị chung cư quản lý. Việc rõ ràng, minh bạch như vậy sẽ không xảy ra vấn đề tranh chấp quỹ bảo trì chung cư.
Phí bảo trì chung cư được dùng khi nào?
Bạn đừng lo lắng về vấn đề nộp phí bảo trì căn hộ chung cư nhưng lại sợ số tiền đó không được sử dụng minh bạch. Bởi vì điều này cũng đã được quy định trong bộ luật rồi. Theo đó, quy định tại khoản 2, Điều 109 Luật Nhà ở 2014 thì kinh hí bảo trì chỉ được sử dụng để sửa chữa – bảo trì các phần sở hữu chung, không được sử dụng cho mục đích khác (kể cả việc quản lý vận hành).
Điều đó được quy định cụ thể như sau:
- Bảo trì các thiết bị vật chất trong phần diện tích sở hữu chung (như nhà sinh hoạt cộng đồng tại chung cư,…)
- Xử lý nghẹt nước thải, rác thải, hút bể phốt, cấy vi sinh cho hệ thống nước thải,…
- Bảo trì các hạng mục: Khung, cột, tường, tường bao, tường phân chia căn hộ, mái, sàn, hành lang, sân thượng,….. (Nói chung là những hạng mục được sử dụng chung cho tất cả các hộ gia đình sinh sống tại chung cư).
- Sử dụng để bảo trì cho các hạng mục khác thuộc quyền sở hữu chung (như trong thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở).
Những khoản phí dịch vụ căn hộ chung cư bạn cần biết
Ngoài phí bảo trì căn hộ chung cư là gì, bạn cần biết thêm những khoản phí dịch vụ căn hộ chung cư để biết được hàng tháng mình đã phát sinh những chi phí cố định nào
Để không phải bỡ ngỡ khi dọn vào sống ở chung cư nhé, những khoản phí đó cụ thể như sau:
1. Phí quản lý căn hộ hàng tháng
Đây là khoản phí bắt buộc đối với mỗi hộ gia đình sống trong chung cư được thu để chi trả cho các hoạt động vận hành và quản lý nhà chung cư, đảm bảo cho các thiết bị trong chung cư được hoạt động ổn định.
Mức phí này dao động từ từ 2.500-16.500 đồng/m2/tháng có thể còn cao hơn nữa, với chung cư bình dân thì mức phí sẽ thấp hơn từ 5000 đồng-10.000đồng/m2/tháng. Lưu ý: mức phí quản lý căn hộ chung cư sẽ phụ thuộc vào diện tích của từng căn hộ.
2. Phí gửi xe
Đây là khoản phí không bắt buộc nếu bạn không có phương tiện hoặc không có nhu cầu gửi xe. Nếu có thì mức chi phí đối với mỗi loại phương tiện như sau (tính theo tháng): Xe máy từ 50.000đ đến 100.000đ mỗi xe, ô tô thì từ 800.000đ đến hơn 1.000.000 mỗi xe.
3. Các khoản chi phí dịch vụ khác
Tiền điện, tiền nước, tiền wifi, tiền đổ rác, tiền xử lý rác thải,…
Như vậy qua bài viết hôm nay, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được khái niệm phí bảo trì căn hộ chung cư là gì? Nếu bạn đang có ý định mua hay thuê căn hộ để ở thì hãy đọc thật kỹ bài viết này để hiểu rõ những vấn đề liên quan đến những khoản chi phí phải chi ra nhé. Nếu có những thắc mắc gì về chủ đề của bài viết hôm nay, bạn hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết này. Cảm ơn bạn đã theo dõi
PING LAND